CPI và PPI của Trung Quốc lần đầu tiên cùng giảm kể từ năm 2020

VOV.VN - Trong tháng 7, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên cả 2 chỉ số này giảm kể từ năm 2020.

Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) hôm nay (9/8) công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy, trong tháng 7, chỉ số này giảm 0,3% so với năm ngoái. Đây là lần đầu tiên CPI Trung Quốc đi xuống kể từ tháng 2/2021, dấu hiệu cho thấy nền kinh tế thứ hai thế giới đang đứng trước nguy cơ giảm phát.

Cũng trong tháng 7, chỉ số giá sản xuất công nghiệp (PPI) giảm tháng thứ 10 liên tiếp, với mức giảm 4,4% so với năm ngoái. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11/2020, cả CPI và PPI của Trung Quốc cùng giảm.

Trước đó, ngày 8/8, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan nước này, tính theo đồng USD, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là tháng thứ 9 liên tục giảm. Kim ngạch xuất khẩu cũng giảm tháng thứ 3 liên tiếp, với mức giảm lên tới 14,5% trong tháng 7. Đây là mức giảm nhanh nhất tính từ thời kỳ đầu đại dịch Covid-19 năm 2020.

Tuy nhiên, nhà thống kê trưởng của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Đổng Lợi Quyên cho rằng, CPI nước này giảm là do mức nền năm ngoái cao. Việc giảm này chỉ mang tính giai đoạn. “So với tháng trước, CPI của Trung Quốc đã tăng 0,2% trong tháng 7. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế nước này phục hồi, nhu cầu thị trường sẽ mở rộng và mối quan hệ cung cầu sẽ được cải thiện”, ông Đổng Lợi giải thích.

Đánh giá về nền kinh tế Trung Quốc, cuộc họp của Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tập Cận Bình hôm 24/7 từng cho biết, hoạt động kinh tế hiện nay đang đối mặt với những khó khăn, thách thức mới, chủ yếu do nhu cầu trong nước suy giảm, một số doanh nghiệp vận hành khó khăn, các lĩnh vực trọng điểm tiềm ẩn nhiều rủi ro, môi trường bên ngoài phức tạp khắc nghiệt.

​Kinh tế Trung Quốc từng phát triển mạnh trong quý I/2023, sau khi nước này chấm dứt chính sách Zero Covid vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên, thị trường bất động sản chưa cải thiện, nhu cầu hàng xuất khẩu giảm và tiêu dùng trong nước yếu đã gây áp lực lên đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với khó khăn, thách thức mới
Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với khó khăn, thách thức mới

VOV.VN - Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua (24/7) thừa nhận nền kinh tế nước này đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, đồng thời cho biết sẽ thúc đẩy điều chỉnh chính sách để ứng phó, như tập trung kích cầu, hỗ trợ kinh tế tư nhân và tạo việc làm.

Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với khó khăn, thách thức mới

Nền kinh tế Trung Quốc đối mặt với khó khăn, thách thức mới

VOV.VN - Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua (24/7) thừa nhận nền kinh tế nước này đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới, đồng thời cho biết sẽ thúc đẩy điều chỉnh chính sách để ứng phó, như tập trung kích cầu, hỗ trợ kinh tế tư nhân và tạo việc làm.

Trung Quốc hạ lãi suất cho vay thúc đẩy phục hồi nền kinh tế
Trung Quốc hạ lãi suất cho vay thúc đẩy phục hồi nền kinh tế

VOV.VN - Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản lần đầu tiên trong vòng 10 tháng, nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hậu đại dịch.

Trung Quốc hạ lãi suất cho vay thúc đẩy phục hồi nền kinh tế

Trung Quốc hạ lãi suất cho vay thúc đẩy phục hồi nền kinh tế

VOV.VN - Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản lần đầu tiên trong vòng 10 tháng, nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hậu đại dịch.

Trung Quốc khai trương trung tâm thanh toán nhân dân tệ xuyên biên giới với châu Phi
Trung Quốc khai trương trung tâm thanh toán nhân dân tệ xuyên biên giới với châu Phi

VOV.VN - Một trung tâm thanh toán nhân dân tệ xuyên biên giới giữa Trung Quốc và châu Phi mới đây đã khai trương tại thành phố Nghĩa Ô, nơi có chợ bán buôn hàng hóa nhỏ lớn nhất thế giới, ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.

Trung Quốc khai trương trung tâm thanh toán nhân dân tệ xuyên biên giới với châu Phi

Trung Quốc khai trương trung tâm thanh toán nhân dân tệ xuyên biên giới với châu Phi

VOV.VN - Một trung tâm thanh toán nhân dân tệ xuyên biên giới giữa Trung Quốc và châu Phi mới đây đã khai trương tại thành phố Nghĩa Ô, nơi có chợ bán buôn hàng hóa nhỏ lớn nhất thế giới, ở tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hong Kong (Trung Quốc)
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Hong Kong đang phải đối mặt đến từ bên ngoài, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của đặc khu này xuống 3,5% trong năm nay.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hong Kong (Trung Quốc)

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Hong Kong (Trung Quốc)

VOV.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Hong Kong đang phải đối mặt đến từ bên ngoài, đồng thời hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của đặc khu này xuống 3,5% trong năm nay.